Nên Học Ngành Luật Nào, Chuyên Ngành Nào Dễ Xin Việc

Khi nhắc đến học luật, rất nhiều người có suy nghĩ học luật chỉ có thể làm luật sư và làm việc ở các cơ quan nhà nước, nhưng đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm. Có rất nhiều công việc mà sinh viên luật có thể lựa chọn ngoài luật sư. Hãy cùng tìm hiểu sinh viên luật ra trường có thể làm gì ?

Trước hết chúng ta phải biết, ngành luật rất đa dạng và phòng phú. Luật pháp được đặt ra và là quy chuẩn để gò ép mọi thứ vào khuôn khổ, giữ công dân, cá nhân, tổ chức hoạt động và làm việc trong một khuôn phép nhất định. Luật pháp có tính pháp lý rất cao và mục đích rõ ràng, hiển nhiên nó cũng rất chặt chẽ, và phức tạp. Khi học luật, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn đối với nhiều chuyên ngành khác nhau, với mỗi chuyên ngành luật, bạn lại có vô số sự lựa chọn về một công việc phù hợp với bản thân mình. Hãy cùng điểm mặt những ngành luật mà chúng ta đang có:

Ngành luật thương mại

Thương mại là quá trình trao đổi của cải hàng hóa, kiến thức, tiền tệ giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại bằng một giá trị nào đó thông qua tiền tệ hoặc hàng hóa.

Luật thương mại là ngành luật điều chỉnh những mối quan hệ trong các cuộc giao dịch thương mại có thể nảy sinh trong nước hay ngoài nước.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật thương mại có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ như:

  • Xử lý, phân định các tình huống đúng sai trong kinh doanh
  • Xử lý các vấn đề pháp lý trong kinh doanh
  • Trợ lý, cố vấn các vấn đề pháp luật

Và có khả năng đảm nhận các công việc ở các vị trí:

  • Cán bộ tư vấn, cán bộ kinh doanh ở tại các doanh nghiệp, cơ quan
  • Chuyên viên về luật thương mại
  • Luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại

Ngành luật thương mại được rất nhiều sinh viên chú ý vì môi trường làm việc rất năng động, thương xuyên được tiếp  xúc với môi trường kinh tế quốc tế ( đặc biệt với chuyên ngành luật thương mại quốc tế ); mức thu nhập của ngành khá cao, cơ hội việc làm linh động, thích hợp với các bạn trẻ.

Khi theo ngành luật thương mại, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về luật ở các lĩnh vực: tài chính, thuế, ngân hàng, đất đai, môi trường,…

Ngành luật kinh doanh

Kinh doanh là hoạt động của cá nhân, tổ chức mong muốn thu được lợi nhuận thông qua hàng loạt các hoạt động như trao đổi, buôn bán,… kinh doanh được sinh ra trong lưu thông và có tính chất nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng.

Luật kinh doanh là những quy định điều chỉnh các đối tượng, yếu tố cấu thành nên kinh doanh.  Cụ thể, luật kinh doanh sẽ điều chỉnh các đối tượng :

  • Công ty, doanh nghiệp
  • Sự liên quan giữa doanh nghiệp với khách hàng
  • Sự liên quan giữa doanh nghiệp với chính phủ
  • Sự liên quan giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh

Đối với các sinh viên theo học ngành luật kinh doanh, sau khi ra trường sẽ đảm nhiệm, thực hiện được các công việc như:

  • Tư vấn, phát triển doanh nghiệp
  • Thực hiện các chức năng của chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp như đàm phán, kí kết, soạn thảo hợp đồng
  • Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp khi doanh nghiệp vướng vào các vụ tố tụng phá sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…

Các công việc mà sinh viên luật kinh doanh có thể đảm nhiệm sau khi ra trường như:

  • Luật sư chuyên về luật kinh doanh
  • Tư vấn viên, chuyên viên làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, văn phòng luật

Nghành luật thương mại và luật kinh doanh đều hướng đến những đối tượng, chủ thể phát sinh trong nền kinh tế, nảy sinh khi lưu thông và trao đổi hàng hóa. Vậy hai ngành này có gì khác biệt? Luật thương mại là chú trọng vào những vấn đề liên quan đến việc mua bán, trao đổi  giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, luật kinh doanh hướng đến pháp luật trong kinh doanh được hình thnahf trên nền cơ sở kinh tế thực tiễn,  kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh.

Ngành luật dân sự

Luật dân sự là một ngành trong trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật dân sự điều hành các hoạt động, mối quan hệ giữa cá nhân với tài sản, các quan hệ thân nhân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của các nhân, tập thể,…

Khi theo học ngành luật dân sự, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như: hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thủ tục tố tụng dân sự, tài sản thừa kế,..

Và có thể đảm nhiệm những công việc sau, khi ra trường:

  • Luật sư chuyên ngành luật dân sự
  • Cố vấn, chuyên viên tại các công ty luật, sở tư pháp, bộ phận pháp luật của ngân hàng

Ngành luật hành chính

Hành chính là các hoạt động liên quan đến giấy tờ, thủ tục dựa trên các quy định của pháp luật.

Luật hành chính là hệ thống những quy phạm, điều lệ được đặt ra để điều chỉnh các nguyên tắc tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hành chính.

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính có thể chia thành 3 nhóm cụ thể:

  • Nhóm 1: Các quan hệ phát sinh trong các cơ quan hành chính của nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước.

Mối quan hệ này xuất hiện giữa

  • Giữa các cơ quan nhà nước cấp trên và cấp dưới theo chiều dọc
  • Giữa các cơ quan với các cơ quan khác theo các chức năng khác nhau, được liên kết theo chiều ngang.
  • Giữa cơ quan có thẩm quyền trung ương với các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh
  • Giữa cơ quan hành chính với tổ chức xã hội
  • Giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế
  • Nhóm 2: Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng, củng cổ chế độ nội bộ

Các mối quan hệ hành chính được nảy sinh thông qua các hoạt động khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp nhân sự, tổ chức lại bộ máy cơ quan hành chính

  • Nhóm 3: Quan hệ hành chính phát sinh khi cá nhân được cơ quan hành chính trao quyền cụ thể

Việc trao quyền có tác dụng giúp các tổ chức vận hành các hoạt động nhằm duy trì các hoạt động vận hành nhà nước

  • Giao quyền cho những cá nhân trong tổ chức hành chính: Như luật sư, bồi thẩm đoàn,…
  • Giao quyền cho những cá nhân không nằm trong tổ chức hành chính: Bến tàu, máy bay cần kiểm tra hành lý, hộ chiếu,…

Đối với ngành luật hành chính, sinh viên có thể theo học nhiều chuyên ngành nhỏ như: hành chính nhân sự, hành chính sự nghiệp, hành chính kinh doanh,.. và đảm nhiệm các công việc như:

  • Chuyên viên tư vấn
  • Nhân viên hành chính tại các doanh nghiêp
  • Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước

Ngành luật quốc tế

Trong nền kinh tế phát triển, cơ hội xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế cũng tăng cao, kéo theo đó hệ thóng luật quốc tế cũng phát triển tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Ngành luật quốc tế là một hệ thống các quy phạm được xây dựng do các quốc gia cùng các chủ thể khác xây dựng nên, nhằm đảm bảo an ninh giữa các chủ thể.

Cơ hội việc làm của ngành luật quốc tế rất cao, và phong phú, các bạn có thể tự lựa chọn các vị trí như:

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật
  • Chuyên viên tư vấn dịch vụ
  • Giảng viên cho bộ môn luật

Ngành luật hình sự

Ngành luật hình sự được xây dựng là một hệ thống quy phạm chỉ rõ các hành vi nào phạm tội và mức phạt tương ứng. Đây là một ngành luật có tính độc lập, vì nó có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt đối với từng loại đối tượng.

Đối với sinh viên học luật hình sự,sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Chuyên viên tư vấn, luật sư làm việc tại các tổ chức nhà nước
  • Làm việc tại các trung tâm luật, cơ quan luật,..

Ngành quản trị – luật

Là ngành nền tảng giúp quản trị doanh nghiệp, sinh viên sau khi theo học sẽ có khả năng hoạch định các chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết  sâu rộng các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp như quả trị nhân lực, kỹ thuật,… , các vấn đề liên quan đến yếu tố pháp lý. Đây là một mảng mới được phát triển ở Việt Nam.

Sau khi ra trường, sinh viên của ngành có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Nhân viên quản trị của doanh nghiệp
  • Chuyên viên tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp

Kết luận

Môi trường của ngành luật là một môi trường rộng lớn và phong phú bên cạnh đó nó nắm giữ nhiều vai trò, có tầm quan trọng trong sự phát triển của đất nước, Một hệ thống pháp luật chắc chắn và kín kẽ sẽ giúp các doanh nghiệp, đối tượng bị luật pháp chi phối phát triển đúng mức trong khuôn khổ định hướng của nhà nước.

Mức thu nhập của các nhân viên ngành luật được tính là rất cao, bản thân các chuyên viên, nhà tư vấn ngoài tiền lương cứng nhận được còn được tính thêm tiền hoa hồng qua mỗi một lần tư vấn. Luật pháp rất cụ thể, cứng nhắc và phức tạp, nhiều người không nắm vững được hệ thống luật, những sinh viên học luật chính là những cầu nối, nối liền giữa pháp luật và cá nhân tổ chức khác.

Khi theo ngành luật, ngoài công việc luật sư các bạn hoàn toàn có thể làm các công việc khác như chuyên viên tư vấn, cố vấn, nghiên cứu chuyên sâu, giảng viên,.. ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay ở tại các cơ sở giáo dục.

Dù bạn muốn học hay theo đuổi ngành gì của luật, bạn cũng sẽ phải bỏ ra số lượng công sức vô cùng lớn. Để có thể theo đuổi ngành này, bạn phải có lòng đam mê với nghề và mục đích cụ thể của việc bạn mong muốn theo đuổi nghề ra sao, bạn sẽ không thể duy trì sự học nếu không có lý tưởng hay mục tiêu cũng như động lực để theo nghề. Đối với các ngành khác cần tư duy logic, luật lại cần của bạn nhiều thời gian nghiềm ngẫm, tìm hiểu và ghi nhớ những điều khoản luật định cụ thể, học tập không hề đơn giản, nhưng khi thu được thành công lại rực rỡ vô cùng. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của bản thân mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *