Như chúng ta đã biết, nghệ vốn đã được dân gian lưu truyền và sử dụng bởi những tác dụng tuyệt vời. Từ gia vị chính được sử dụng hàng ngày trong các bếp ăn gia đình đến những công dụng như những thảo dược. Ta có thể tìm thấy nghệ ở khắp mọi nơi trên nhiều khu vực trên khắp thế giới. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh của khoa học kĩ thuât, thì những tác dụng tuyệt vời của nghệ lại càng được nhiều người biết đến, qua đó người ta đã tìm ra nhiều cách để điều chế và sử dụng nghệ phù hợp với từng mục đích. Do đó mà càng ngày cây nghệ càng có những giá trị về kinh tế bởi những lợi ích cả về ẩm thực và sức khoẻ mà nó đem lại. Nhờ thế mà nghề trồng nghệ được rất nhiều nơi ứng dụng và đưa vào trồng trọt, nghệ trở thành cây trồng có giá trị cao và mang lại thu nhập cho người nông dân. Và tỉnh Bắc Kạn chính là một trong những tỉnh đã đưa cây nghệ vào chính sách trồng trọt của mình.
Có thể nói Bắc Kạn rất thuận lợi khi trồng và phát triển cây nghệ làm cây nông nghiệp đem lại sự phát triển cho những làng mạc nơi đây. Giống nghệ vàng rất ưa khí hậu của Bắc Kạn, lại cộng thêm được chăm sóc bởi chính bàn tay của những người nông dân chăm chỉ đã đem lại cho người nông dân một năng suất lớn, lên đến hơn 4 tấn trên 1 ha.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số gia đình ở đây để hiểu hơn về công việc của nghề trồng nghệ nhé !
Chúng ta sẽ cùng đến với gia đình chị Nguyễn Thị Lan, ngụ tại thôn Bản Pè, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông để nghe chính những người nông dân chia sẻ về công việc này. Gia đình chị sở hữu 1 khu vườn trồng nghệ với diện tích 1000m2, hiện tại mỗi năm khu vườn đem lại cho gia đình chị khoảng 2 tấn nghệ, với giá bán thị trường dao động từ 7000 đến 9000 đồng 1 kg, cũng đem lại cho gia đình chị thu nhập khoảng 15 triệu đồng.
Chị chia sẻ trước kia cũng trên khoảng đất ấy, gia đình chị chỉ canh tác lúa, xen canh ngô, khoai và đỗ, năng suất thấp mà giá cả cũng không được bao nhiêu, không đem lại cho gia đình một cuộc sống đủ ăn. Thế là chị đi tham gia một lớp tập huấn hướng dẫn về những lợi ích cũng như cách thức trồng nghệ, thế là chị đã thuyết phục gia đình chuyển đổi đất canh tác từ ngô và lúa sang trồng nghệ. Nhờ tăng năng suất và thu nhập nên năm nay gia đình chị quyết định sẽ mở thêm diện tích.
Cũng theo gia đình chị Hà Thị Chanh, trú tại thôn Bản Mèn, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, gia đình chị cũng giống gia đình chị Lan, chuyển đổi sang trồng nghệ với diện tích khoảng 2000m2, chị cũng cho hay, so với những loại cây trồng mà gia đình đã trồng thì cây nghệ đem lại thu nhập khá ổn định, trong khi lại hoàn toàn dễ trồng, dễ chăm sóc, hầu như không bao giờ bị sâu bệnh và năng suất lại lớn hơn nhiều.
Theo chị Chanh, tất cả những gia đình đã tham gia lớp tập huấn về đều được hướng dẫn rất tận tình từ cách chọn giống, ươm mầm, đến chăm sóc, đến từng chi tiết trồng, vv . . . chị cho biết tất cả những hộ gia đình ở thôn chị tham gia vào thay đổi cây trồng sang trồng nghệ đều được hỗ trợ giống và phân bón, điều này đã hỗ trợ rất lớn cho người nông dân và đem lại sự yên tâm cho các hộ gia đình.
Các hộ gia đình tại các huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn đã rất mạnh dạn chuyển đổi cây trồng sang trồng nghệ, bên cạnh đó cũng tận dụng thêm nhiều khi đất canh tác, trong đó có cả tán rừng, hay thậm chỉ còn trồng nghệ xen canh với mùa mận, chính điều này đã giúp người nông dân ở đây thu hoạch được cả 2, năng suất cao, đem lại hiểu quả kinh tế lớn hơn trước. Năm nay một số huyện còn duy trì trồng trên 50 ha Nghệ với cam kết từ các công ty nông sản Bắc Kan về giá và bao tiêu sản phẩm với người nông dân. Điều này làm cho người nông dân yên tâm và càng thêm hăng hái tham gia canh tác sản xuất.
Theo phỏng vấn, ông Điệp phó chủ tích huyện Pác Nặm chia sẻ, cây nghệ là một cây đã đem lại sự ổn định cho cuộc sống của người nông dân trên địa bàn huyện, cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ít thiệt hại do sâu bệnh, kèm theo đó là khí hậu và thổ nhưỡng tại Bắc kan hêt sức phù hợp với việc trồng nghệ, về giống nghệ thì đã được địa phương trồng nhiều năm nay nên việc tìm giống là rất dễ, loại nghệ này có củ nhỏ, màu vàng đậm chất lượng tốt, tuy năng suất thấp hơn nghệ lai nhưng lại rất thích hợp khi buôn bán với các công ty nông sản vì nhiều chất tinh để điều chế tinh bột nghệ. Đồng thời với sự tổ chức và quy hoạch của địa phương, người nông dân không hề lo về việc sản phẩm phát triển mạnh dẫn đến sự ép giá của các nhà buôn.
Ý kiến của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Kạn hoàn toàn giống với ông Điệp. Theo đó sở đã có những chính sách và rất vui khi các hộ dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào này vì đây vốn là một loại cây gần gũi với người dân, có mặt trong các bếp ăn hay thậm chí là các loại thuốc hàng ngày. Và điều quan trọng mà mọi nông dân đề cần chính là sự cam kết bao tiêu sản phẩm từ các doanh nghiệp đầu tư. Cây nghệ rất dễ trồng, không hề kén đất, vốn đầu tư thấp mà năng suất lại rất lớn, với giá buôn thấp nhất thì mỗi ha cũng đã đem lại cho người dân không dưới 100 triệu đồng. So với những người nông dân còn vất vưởng vì cuộc sống và thu nhập không ổn định nơi đây thì đât chính là một con số lớn.
Kể từ tháng 9/2016, sau khi được sự tham khảo và đồng ý của Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn thì côn ty cổ phần nông sản Bắc Kạn đã cam kết hỗ trợ giúp cho nông dân trên địa bản có điều kiện để thay đổi canh tác và phát triển cây nghệ, theo đó công ty sẽ đầu tư cho các hộ nông dân về giống và phân bón với các huyện trồng trên 80 ha nghệ.
Đồng thời điều khiến cho người nông dân yên tâm nhất chính là việc công ty cam kết bao tiêu toàn bộ nghệ tại các địa điểm thuận lợi cho ô tô vận chuyển với mức giá thấp nhất là 5000 đồng 1 kg, nhưng thực tế là công ty luôn thu mua theo giá thị trường, đem lại thu nhập cho người nông dân. Cùng lúc đó công ty cũng bắt đầu xây dựng các nhà xưởng tại các địa bàn sản xuất để tiện lợi cho việc xử lí, chế biến và sản xuất nghệ.
Với những lợi thế không thể thích hợp hơn ở trên, cùng với sự trợ giúp của công ty nông sản Bắc Kạn thì việc triển khai với diện tích lớn việc trồng nghệ đang giúp người nông dân rất nhiều trong việc ổn định cuộc sống. Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp đến rót vốn vào nơi này, tạo điều kiện cho những người dân có thể mở rộng thêm đất canh tác và tăng thêm thu nhập.
Tỉnh Bắc Kạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc xây dựng một thương hiệu nghệ của riêng Bắc Kạn với những làng nghề trồng nghệ nơi đây, được các tổ chức và doanh nghiệp công nhận và cấp chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm thì sản phẩm hoàn toàn có thể có chỗ đứng và được mua bán với giá cao hơn nhiều. Chúng tôi hi vọng tỉnh Bắc Kạn cùng địa phương sẽ chung tay giúp đỡ và mang lại cơ hôi phát triển cây nghệ cho người nông dân nơi đây, góp phần vào đem lại cuộc sống cho người nông dân tốt hơn.
Leave a Reply